CÔNG TY TNHH MTV TM DV TT QUẢNG CÁO THIÊN LỘC PHÚ LỢI

Quảng Cáo Thiên Lộc Phú Lợi chuyên thi công và thiết kế bảng hiệu, in ấn, Tổ chức sự kiện .......... Quảng cáo Thiên Lộc Phú Lợi - Mr Hạnh - 0974 113 639 - 094 101 23 99

quảng cáo bình dương giá rẻ, nội thất bình dương giá rẻ, tổ chức sự kiện bình dương giá rẻ, quảng cáo in ấn bình dương, quảng cáo bình dương, in ấn bình dương, thiết kế gian hàng hội chợ giá rẻ bình dương, quang cao binh duong gia re, noi that binh duong gia re, to chuc su kien binh duong gia re, quang cao in an binh duong, quang cao binh duong, in an binh duong, thiet ke gian hang hoi cho gia re binh duong

“Rửa mặt” cho đô thị
Ngày đăng: 25/02/2018 | Lượt xem: 1583
“Nước mình mới chỉ ở giai đoạn đầu của cái gọi là nghệ thuật quảng cáo trong đô thị. Mặc dù có quy định rồi nhưng thực hiện lại rất khó khăn. Nếu không quản lý tốt, không có luật thì quảng cáo bừa bãi sẽ đè nát đời sống đô thị”.
Đó là quan điểm của ông Ngô Trung Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch Kiến trúc, Đô thị và Nông thôn trong buổi tọa đàm kiến trúc về chủ đề quảng cáo trong đô thị đầu năm 2012 vừa diễn ra tại Hà Nội.
“Rác trời” làm “ô nhiễm thị giác”
Vẫn biết, trong nền kinh tế thị trường, biển hiệu quảng cáo tấm lớn luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Không đâu xa, tại HN và TP.HCM, sự bùng nổ của thị trường quảng cáo luôn tỉ lệ thuận với sự phát triển không ngừng của nhiều hệ thống công ty, doanh nghiệp (cả nhà nước và tư nhân). Tuy nhiên, tỉ lệ nghịch với sự phát triển đó là sự lộn xộn, thiếu đồng bộ và thiếu thẩm mỹ, thậm chí cả tật nói ngọng trong quảng cáo đang được cho là nguyên nhân chính làm “bẩn” bộ mặt đô thị.
Ông Ngô Trung Hải cho biết: “Ngoài những quy định về quảng cáo cần phải có nghệ thuật quảng cáo, văn hóa quảng cáo để tạo sự hấp dẫn và tính thẩm mỹ trong quảng cáo. Bộ Xây dựng đã có quy định về quảng cáo, tuy nhiên để thực hiện tốt quy định, dường như còn gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn quy định quảng cáo ít nhất phải cao 2,5m nhưng không ít người đã cố tình đặt biển quảng cáo thấp xuống để làm sao đó quảng cáo phải “đập thẳng vào mắt người đi đường”. Như vậy là vi phạm, là đụng đến vấn đề trật tự trong đô thị, xã hội, đụng đến câu chuyện văn hóa thương mại”.
 

Biển quảng cáo dày đặc trên các tuyến phố. Ảnh có tính chất minh hoạ
 
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng sự lộn xộn, nhếch nhác của biển quảng cáo (chủ yếu biển quảng cáo ngoài trời) trong các đô thị hiện nay là do quy định trước đây về quảng cáo chưa “đạt chuẩn”, nhiều người lợi dụng vào đó để rồi thích làm biển hiệu với nội dung như thế nào, kích thước biển hiệu bao nhiêu không hề bị ràng buộc bởi một điều khoản nào. Bất cập đó khiến cho bộ mặt đô thị vừa giống như một “tác phẩm nghệ thuật sắp đặt” đa màu sắc. Nhưng xem kỹ lại, nó chẳng khác gì một chiếc “áo vá”, trưng trên đó là những “mảnh rác trời” không thể chấp nhận được.
KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng tỏ ra bất bình: “Tôi ví dụ như đường Giải Phóng, suốt dọc chiều dài con đường này người ta trưng biển quảng cáo không còn thấy nhà cửa đâu nữa. Đó không phải là quảng cáo mà là sự chiếm lĩnh không gian để làm rõ “mình là ai, đang làm gì” thông qua biển quảng cáo. Quảng cáo như vậy chính là sự ô nhiễm thị giác”.
Cần phải xây dựng bộ luật quảng cáo
Điều 5 (những quy định chung) Pháp lệnh của UBTVQH số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001 về quảng cáo ghi rõ: Nghiêm cấm quảng cáo làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị, cảnh quan, môi trường và trật tự an toàn giao thông...
Theo ông Ngô Trung Hải, mặc dù quy định là vậy nhưng do chúng ta chưa quản lý tốt nên quảng cáo vẫn đang là một thảm họa đối với đô thị. Ngày nay, người ta không chỉ tận dụng nhà ở để quảng cáo mà còn quảng cáo trên các cột đèn, trên các “box quảng cáo”, bờ tường nhà dân bằng nhiều hình thức khác nhau. “Lẽ ra quảng cáo phải là sản phẩm của văn hóa nhưng thật đáng buồn là với tình trạng quảng cáo bị thả nổi như hiện nay, nó lại là sản phẩm thiếu văn hóa trong đô thị, gây bức xúc cho người dân. Nó giống như một căn bệnh rất dễ “di căn”, dễ bắt chước để rồi nếu không quản lý tốt nó sẽ làm hỏng đến đời sống đô thị” – ông Hải nhấn mạnh.
Để loại bỏ thứ “rác trời”, trả lại bộ mặt đẹp cho đô thị, ông Hải cho rằng trong thời gian tới, các đô thị cần phải đưa quảng cáo vào trật tự. Đất nước chúng ta mới chỉ bước vào thời kỳ sơ khởi của nghệ thuật quảng cáo nên cần phải quản lý và đưa vào khuôn khổ ngay từ đầu thì mới được. Quảng cáo có làm cho bộ mặt đô thị đẹp hay không là do thiết kế, không thể quảng cáo dọc chiều đứng tòa nhà, dọc theo chiều dài của cả hai bên dãy phố. Thậm chí ngay dưới lòng đường, vỉa hè, nơi lẽ ra dành cho người dân và các phương tiện giao thông đi lại. 
Đô thị đẹp là một đô thị hài hòa giữa môi trường kiến trúc, cây xanh, con người và kể cả là quảng cáo. 
“Công tác quản lý đô thị của chúng ta cần phải xem lại vì chưa tỏ rõ trách nhiệm đối với xã hội, đối với mỹ quan đô thị. Trước tiên cần phải xem lại những quy định về quảng cáo và phải làm lại từ đầu. Bộ Xây dựng là cơ quan quản lý về công tác xây dựng và đô thị nên cùng với Bộ VH,TT&DL xây dựng một bộ luật cụ thể về quảng cáo. Trên cơ sở của luật đó, chúng ta mới có thể xây dựng được những nền tảng trong công tác quản lý và quản lý tốt vấn đề quảng cáo tại các đô thị Việt Nam - KTS Trần Ngọc Chính nhấn mạnh.
Phạm Nguyễn
nokia acer hoa sen group samsung sony sanyo canon vipacex electrolux panasonic vina giầy questek sakos bidv fagor mitsubishi sunhouse Fiditour kymco LG honda sony toshiba Sharp pico

Hotline:

0974.113.639 - 0934.999.941